*Lợi ích: tổng hợp Vitamin D giúp cứng xương, diệt vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho da
*Tác hại: gây sạm nám da, lão hóa, ung thư da
Thành phần tia UV:
➡ UVA: xuyên qua cửa kiếng, áo khoác, khẩu trang, mạnh từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được sức nóng của tia này, nhưng nó lại có tác hại khôn lường, về lâu về dài gây nên nám, tàn nhang, phá vỡ liên kết Collagen gây lão hóa.
➡ UVB: cảm nhận được qua sức nóng, mạnh nhất từ 10am-4pm, làm phồng rộp, cháy rát da, da ửng đỏ, lột da. Nếu để tình trạng cháy nắng diễn ra lâu và thường xuyên sẽ làm tăng 50{9e826e05437fac80582ec29f3b2a9ad0530afbb89f833f1d5eab3751f1f5c560} nguy cơ bị ung thư da.
➡ UVC: cực kì độc hại, chiếu xuyên qua khi tầng Ozon bị thủng, nguyên nhân chính gây ung thư da. Hiện nay các kem chống nắng chưa thể bảo vệ da khỏi tia này.
Ngay cả khi trời nhiều mây, sẫm tối hoặc mưa thì tia UV vẫn hoạt động từ 20-60{9e826e05437fac80582ec29f3b2a9ad0530afbb89f833f1d5eab3751f1f5c560}
Mỗi người có độ nhạy cảm với tia UV khác nhau, người có sắc tố da trắng thì càng dễ bị tổn thương và cháy nắng hơn người da ngăm.
Sự cần thiết phải dùng kem chống nắng:
Nhiều người lầm tưởng rằng, chỉ cần mặc áo khoác, váy chống nắng, mang khẩu trang khi ra đường là đủ. Sự hiểu lầm đó đang giết chết làn da của chúng ta!
Bởi vì các kiểu che chắn đó chỉ một phần bảo vệ chúng ta khỏi tác động của tia UVB (nóng rát da, cháy nắng) nhưng hoàn toàn vô dụng trước tia UVA mà tác hại lại về lâu về dài khó khắc phục.
Vì thế, cách tốt nhất để chống nắng hiện nay vẫn là dùng kem chống nắng.
Chỉ số chống nắng SPF và PA:
➡ SPF: chỉ số chống tia UVB
1SPF= 5/8/10/15/20 phút tùy theo từng hãng kem chống nắng quy định
Chỉ số SPF cho thấy thời gian bảo vệ da của sản phẩm là bao lâu.
Ví dụ: SPF30, nếu 1SPF=20 phút thì kem chống nắng đó có tác dụng trong: (30×20) : 60= 10 (giờ)
Tuy nhiên, do việc tiết mồ hôi, gió, nước tác động, nên chúng ta phải bôi lại kem chống nắng cách mỗi 3-4 tiếng mới hiệu quả.
➡ PA: chỉ số chống tia UVA
Càng nhiều + thì mức độ chống tia UVA càng cao, hiện nay cao nhất là PA++++
So sánh kem chống nắng Vật lý và Hóa học:
Ưu nhược điểm 2 loại kem chống nắng:
Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý là loại đang được khuyên dùng hơn bởi các bác sĩ vì độ lành tính của mình. Các hãng mỹ phẩm cũng đã nghiên cứu để khắc phục các nhược điểm của kem chống nắng vật lý.
Các tiêu chí chọn kem chống nắng:
Dùng kem chống nắng đúng cách:
Những lưu ý về việc chống nắng:
– Chọn loại có chỉ số cao dành cho những người có da trắng, da đẹp sẵn, da mỏng, hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.
– Nếu không tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời mà dùng chỉ số cao thì làm da dễ bị kích ứng, da bị khô